Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Chứng nghi bệnh: Bác sĩ bảo "không", bệnh nhân than "có" | Bệnh tim mạch và một số cách phòng tránh, ngăn ngừa

 Khi một người mắc phải chứng nghi bệnh (hypochondria), người đó thường tin - hoặc bị ám ảnh - rằng mọi biểu hiện trên cơ thể đều là dấu hiệu của bệnh tật nghiêm trọng, kể cả khi không có bằng chứng nào cho thấy người đó bị bệnh. Những người này thậm chí cho rằng những hoạt động bình thường của cơ thể như: tim đập, đổ mồ hôi, và sự tiêu hóa trong ruột là triệu chứng của một hay nhiều loại bệnh nào đó. 

Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về số người mắc chứng nghi bệnh. Trong khi đó, theo số liệu ở Hoa Kỳ, từ 0,8% - 8,5% dân số nước này có biểu hiện của chứng nghi bệnh, với tỉ lệ nam nữ tương đương nhau.

 Ảnh minh họa 

 Phân biệt chứng nghi bệnh với lo sợ thông thường 

Hầu hết chúng ta đều có những nỗi lo nhất định về bệnh tật hằng ngày, vốn dĩ không phải là chứng nghi bệnh. Tuy nhiên, nếu nỗi lo sợ bệnh tật của bạn kéo dài liên tục trên 6 tháng, nhiều khả năng bạn đã mắc phải chứng nghi bệnh.

Nhiều người có chứng nghi bệnh cũng đồng thời mắc phải một số rối loạn tâm thần khác. Trên 60% số bệnh nhân của chứng nghi bệnh bị trầm cảm, rối loạn sợ hãi, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hoặc rối loạn lo âu nói chung.

 Nguyên nhân và rủi ro 

Những người mắc phải chứng nghi bệnh thường quan tâm thái quá đến sức khỏe thể chất của họ. Họ có những nỗi sợ vô căn cứ, thậm chí hoang đường về việc mình có thể mắc phải một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó. Rủi thay, họ càng cả nghĩ, chứng nghi bệnh càng dễ xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn, và điều này có nguy cơ kéo dài thành một vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Cần lưu ý rằng những người bị chứng nghi bệnh không cố ý chế ra bệnh. Họ chỉ mất khả năng kiểm soát những triệu chứng của cơ thể mình.

Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng rất nhiều bệnh nhân nghi bệnh xuất thân là những người tự yêu mình, hoặc khắt khe với bản thân, hoặc thậm chí bị rối loạn thần kinh. Một số bệnh nhân khác vốn là người cầu toàn - họ cho rằng một cơ thể khỏe mạnh thì không được có bất kỳ một sự khó chịu nào dù là nhỏ nhất.

Những người có tiền sử bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục cũng đồng thời có nhiều nguy cơ bị chứng nghi bệnh.

Chứng nghi bệnh cũng có thể xuất hiện do các tác nhân bên ngoài góp phần vào, khiến cho con người nhìn thấy bệnh tật ở khắp nơi và liên hệ với bản thân một cách tiêu cực. Đó có thể là các tác nhân như:

- Tin tức về bệnh tật tràn lan trên Internet gây hoang mang lo lắng (chứng cyberchondria).

- Các phương tiện truyền thông hay đưa tin hoặc phát sóng về các căn bệnh nguy hiểm.

- Nhiều chương trình truyền hình hoặc phim ảnh phản ánh những căn bệnh hoặc rủi ro không có thực, nhưng sống động đến mức làm nhiều người tưởng thật.

- Những dịch bệnh đang hoành hành trong thực tế cũng như những tin tức về chúng.

- Những lời đồn đại, bàn tán vô căn cứ của dân chúng về bệnh này, bệnh kia.

- Lớn tuổi, dẫn đến những lo lắng về các bệnh của người già.

 Triệu chứng 

Những người bị chứng nghi bệnh gần như mất khả năng kiểm soát những cơn lo âu và sợ hãi. Họ thường tin rằng bất kỳ triệu chứng hay cảm giác nào trên cơ thể cũng là dấu hiệu của bệnh tật.

Họ tìm kiếm sự trấn an từ gia đình, bạn bè, hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hằng ngày. Họ có thể cảm thấy khá hơn trong một thời gian ngắn, để rồi sau đó “ngựa quen đường cũ” khi cảm giác thoải mái qua đi. Những người này thường xuyên kiểm tra cơ thể mình, và các triệu chứng họ than vãn cũng thường không cố định, hay thay đổi.

Chính bản thân họ cũng nhận thức được rằng những nỗi lo sợ bệnh tật của mình là phi lý và vô căn cứ, nhưng họ vẫn không kiểm soát được chúng.

 Chứng nghi bệnh kéo dài trong bao lâu? 

Câu trả lời là vài tháng, thậm chí nhiều năm, tùy từng trường hợp.

Các chuyên gia tâm lý cho biết 30% số bệnh nhân nghi bệnh hồi phục nhanh và chữa được dứt bệnh. Thống kê cho thấy khả năng hồi phục nhanh thường xảy ra ở những bệnh nhân có địa vị xã hội, những người thích nghi tốt với việc chữa trị, và những người không mắc phải các chứng rối loạn tâm lý hoặc bệnh tật khác.

 Điều trị 

Với chứng nghi bệnh, lựa chọn lý tưởng nhất chính là có một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ riêng, để người này sẽ chuyên trách mọi xét nghiệm và những thủ tục cần thiết để giúp bạn.

Người bác sĩ riêng này sẽ liên tục chia sẻ với bệnh nhân rằng họ không bị bệnh, đồng thời dùng nhiều biện pháp khác để kiểm soát các triệu chứng của họ. Do người bị chứng nghi bệnh rất thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, nên người chữa trị không thể phớt lờ những triệu chứng của họ. Vì vậy, quá trình điều trị có thể kèm với việc dùng các loại thuốc chống trầm cảm.

Một cách điều trị hiệu quả khác chính là tâm lý trị liệu, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive behavioral therapy - CBT) có tác dụng giúp người bệnh giải quyết những lo âu hoặc đau đớn. Trong quá trình điều trị bằng liệu pháp này, người bệnh sẽ được học cách:

- Tìm ra nguyên nhân gây các triệu chứng.

- Những phương pháp thích nghi với các triệu chứng.

- Chủ động trong mọi tình huống bất chấp các triệu chứng.

Trên đây là sơ lược một số phương pháp điều trị chứng nghi bệnh nhằm mục đích tham khảo. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu của chứng nghi bệnh, việc đầu tiên nên làm là hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn chữa trị phù hợp.

 PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN 

 (Tổng hợp từ Internet) 


  ---------------------------------------------------------------Xem thêm  

benh ho van tim, bệnh tim, bệnh tim mạch, thuoc tim mach, trieu chung benh tim, benh thieu mau co tim, tim bam sinh, benh tim bam sinh, benh nhoi mau co tim, dau hieu benh tim, benh roi loan than kinh tim, tim mạch, trieu chung cua benh tim, bieu hien cua benh tim, cham soc benh nhan suy tim, bệnh suy tim, nhip tim nhanh, dau hieu cua benh tim, bệnh thấp tim, benh tim to, bệnh tim đập nhanh, benhtim, benh tim mach vanh, bieu hien benh tim, benh dau tim, benh hep van tim, benh roi loan nhip tim, cac benh ve tim mach, nhung trieu chung cua benh tim, tim hieu ve benh tim, benh van tim, cach chua benh tim, trieu chung benh suy tim, benh mach vanh tim, benh tim dap nhanh, cach dieu tri benh tim, benh thap tim la gi, dieu tri benh tim, benh tim la gi, benh yeu tim, benh tim mach la gi, thuoc chua benh tim, benh tim mach nen an gi, thuoc chua benh tim mach, benh to tim, benh ve tim, nhung bieu hien cua benh tim, trieu chung benh tim mach, benh tim to la gi

-------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét