Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Giúp bệnh nhân thoát khỏi gù vẹo | Bệnh tim mạch và một số cách phòng tránh, ngăn ngừa

 Bằng cách bắt vít cuống cung sử dụng kỹ thuật hình phễu để nắn chỉnh vẹo cột sống, hơn 2 năm qua các bác sĩ Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức đã giúp trên 100 người bệnh thoát khỏi gù vẹo và các bệnh lý nguy hiểm về chức năng hô hấp, tim mạch... 

Cong vẹo cột sống xảy ra ở mọi lứa tuổi

nhưng chưa được quan tâm đúng mức


Gù vẹo cột sống - bệnh phổ biến


Mới 14 tuổi, cháu Nguyễn Phương Anh (ở Như Xuân, Thanh Hóa) đã còng gập 72 độ. Nhìn từ phía sau, trông Anh như một cụ già. BN L.V.T (19 tuổi, ở Lạng Giang, Bắc Giang) chỉ cao hơn 1 mét do cột sống ngực - thắt lưng con vẹo từ nhỏ. Gia đình nghèo, không có điều kiện cho T đi chữa. Hằng ngày T quanh quẩn ở nhà, không dám ra ngoài chơi với chúng bạn vì cơ thể bị biến dạng "chẳng giống ai”. Đây là 2 trong hàng trăm trưởng hợp bị cong vẹo cột sống (CVCS) ở Việt Nam phải sống mòn mỏi trong thời gian dài vì mặc cảm và bệnh tật.


PGS.TS Nguyễn Văn Thạch - Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, BV Việt Đức cho biết: CVCS là một bệnh lý nặng, xảy ra ở mọi lứa tuổi, tiến triển nhanh ở tuổi dậy thì và chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường hợp nặng, độ cong vẹo lên đến 100 vẫn không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên có 60 - 70% BN vẹo cột sống vô căn.


Theo BS Trần Bá Thanh (Trung tâm Y tế dự phòng Thừa Thiên - Huế), hiện nay có nhiều trẻ em thích xem tivi, chơi máy tính, ít tham gia vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp thể dục, thể thao… khiến thần kinh căng thẳng, quá tải cho hệ cơ xương kéo dài dẫn tới CVCS. Bệnh gây lệch trọng tâm cơ thể khiến trẻ ngồi học không được ngay ngắn, cản trở việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung.


Về điều trị, thông thường, với những trường hợp CVCS từ 10 - 20 độ có thể tự khắc phục bằng luyện tập, từ 25 - 30 độ, trẻ phải mặc áo nẹp, trên 50 độ sẽ phải phẫu thuật với chi phí lên đến hơn 100 triệu đồng/ca.


Nhằm giúp những người CVCS nặng thoát khỏi nguy hiểm trong việc nắn chỉnh, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật cột sống đã áp dụng phương pháp bắt vít cuống cung bằng kỹ thuật hình phễu đem lại hiệu quả cao, an toàn và duy trì sự nắn chỉnh này trong thời gian dài, giúp liền xương tốt hơn. Theo đó từ năm 2010 đến nay, Khoa Phẫu thuật cột sống đã điều trị thành công cho hơn 100 BN tuổi từ 12 – 36 với tỷ lệ cong vẹo từ 50 độ trở lên. Kết quả sau mổ gần 2 năm cho thấy, góc vẹo trung bình còn là 15,6 độ, chiều cao tăng thêm 6,7 cm so với trước mổ. Không có trường hợp nào bị liệt….


TS Thạch khẳng định: Cột sống là nơi chứa tủy sống và các đám thần kinh quan trọng, điều khiển hoạt động của cơ thể, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn tới tổn thương gây liệt hoặc tử vong. Vì thế đòi hỏi phẫu thuật viên phải được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm để thao tác được an toàn cho BN. Hơn nữa phẫu thuật nắn chỉnh cột sống là rất khó khăn, phần lớn BN phải tiến hành mổ phối hợp 2 đường: phía trước để lấy đĩa đệm giải phóng đoạn cứng, lối sau để nắn chỉnh cột sống bằng vít cuống cung và hàn xương... BN bị CVCS được nắn chỉnh cho hiệu quả tốt nhất ở tuổi 14 – 17 vì lúc này cột sống đã phát triển tương đối ổn định và còn mềm dẻo.


Hiện kỹ thuật ốc chân cung - nắn chỉnh và cố định cột sống là kỹ thuật tiến bộ nhất trên thế giới cho góc vẹo trên 40 độ, hiệu quả cao và an toàn trong nắn chỉnh cột sống nhưng chi phí cao (từ 60 triệu đến hơn 100 triệu đồng/ca) do dụng cụ, nẹp vít nhập ngoại.


Phát hiện sớm CVCS


Để nhận biết trẻ có bị CVCS hay không, cha mẹ cần theo dõi tư thế ngồi của trẻ. Nếu thấy trẻ hay ngồi lệch sang một bên, phần lưng không thẳng khi đi hoặc đứng thì cần nghĩ là trẻ có thể bị CVCS. Hãy quan sát kỹ cột sống ở giữa lưng - nơi không bị các khối cơ che lấp, hoặc dùng tay miết dọc sống lưng xem các đốt sống có nằm thẳng hay không (nếu thẳng thì trẻ bình thường và ngược lại).


Ngoài ra có thể quan sát sự cân bằng hai vai khi trẻ tắm. Để trẻ cúi lưng xuống, nếu bả vai bên trái thường thấp hơn bên phải là đã bị CVCS. Hoặc nhìn từ phía sau thấy cột sống của trẻ không thẳng, hoặc có dấu hiệu vẹo sang một bên thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay để sớm được chẩn đoán, tư vấn điều trị kịp thời.

Thanh Loan


  ---------------------------------------------------------------Xem thêm  

benh ho van tim, bệnh tim, bệnh tim mạch, thuoc tim mach, trieu chung benh tim, benh thieu mau co tim, tim bam sinh, benh tim bam sinh, benh nhoi mau co tim, dau hieu benh tim, benh roi loan than kinh tim, tim mạch, trieu chung cua benh tim, bieu hien cua benh tim, cham soc benh nhan suy tim, bệnh suy tim, nhip tim nhanh, dau hieu cua benh tim, bệnh thấp tim, benh tim to, bệnh tim đập nhanh, benhtim, benh tim mach vanh, bieu hien benh tim, benh dau tim, benh hep van tim, benh roi loan nhip tim, cac benh ve tim mach, nhung trieu chung cua benh tim, tim hieu ve benh tim, benh van tim, cach chua benh tim, trieu chung benh suy tim, benh mach vanh tim, benh tim dap nhanh, cach dieu tri benh tim, benh thap tim la gi, dieu tri benh tim, benh tim la gi, benh yeu tim, benh tim mach la gi, thuoc chua benh tim, benh tim mach nen an gi, thuoc chua benh tim mach, benh to tim, benh ve tim, nhung bieu hien cua benh tim, trieu chung benh tim mach, benh tim to la gi

-------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: daidoanket.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét